Đến Ninh Thuận, có một ngôi chùa khá đẹp mà bạn không thể bỏ qua, đó chính là Trùng Sơn cổ tự. Do có thiết kế độc đáo, bắt mắt với nhiều hạng mục kiến trúc quy mô, giá trị, cùng cảnh sắc thiên nhiên trong lành, thanh tịnh nên chùa là điểm đến tham quan tâm linh được rất nhiều du khách yêu thích. Dưới đây là kinh nghiệm du lịch Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận từ reviewninhthuan.com mà có thể tham khảo trong chuyến đi của mình.

Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận ở đâu?

Trùng Sơn cổ tự tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng (thắng cảnh núi Đá Chồng mà dân địa phương quý như “nơi hội tụ linh khí đất trời” bởi vẻ đẹp thiên nhiên thanh bình, được các vị chân tu lựa chọn làm nơi xây dựng các cơ sở thờ tự tôn giáo như Văn Thánh Miếu, Trùng Quang tự, Trùng Sơn cổ tự và Thiền viện Trúc Lâm viên ngô) thuộc đường Trường Chinh, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận.

Ngôi chùa đi men theo đường 16 tháng 4 và đường Yên Ninh về hướng Biển Ninh Chữ (công viên biển Ninh Chữ), cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm chừng hơn 6km.

Thắng cảnh núi Đá Chồng Ninh Thuận. Ảnh: Trung Long
Thắng cảnh núi Đá Chồng Ninh Thuận. Ảnh: Trung Long

Theo đó, chùa ban đầu là một cái am nhỏ được Hòa thượng Thích Bửu Hiền (đệ tử của Hòa thượng Chơn Niệm thuộc dòng Chánh tông Lâm tế đời thứ 42) xây dựng vào năm 1924 để làm nơi tu tập và liên tục trùng tu, mở rộng vào thời Thượng tọa Thích Tâm Tường (người kế thừa tiếp theo).

Trùng Sơn cổ tự tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng thơ mộng. Ảnh: Trung Long
Trùng Sơn cổ tự tọa lạc trên đỉnh núi Đá Chồng thơ mộng. Ảnh: Trung Long

Sau gần 100 năm hình thành và hoàn thiện, ngôi tự khang trang khoác lên mình một diện mạo mới với nhiều hạng mục kiến trúc vừa độc đáo, vừa đồ như một điểm sáng đầy bắt mắt nơi thắng cảnh núi Đá Chồng. Đặc biệt từ sau năm 2018, với những gì đang có, Trùng Sơn cổ tự chính thức trở thành điểm tâm linh để tham quan và cầu bình an cho gia đình, người thân. Trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Nguyên Minh, đệ tự của Thượng toạ Thích Tâm Tường. Nhìn chung, các đời trụ trì của Trùng Sơn Cổ Tự đều có mối gắn kết của “tông môn pháp phái”.

Dưới chân núi Đá Chồng là ngôi Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ. Ảnh: Trung Long
Dưới chân núi Đá Chồng là ngôi Thiền Viện Trúc Lâm Viên Ngộ. Ảnh: Trung Long

Được biết, vào năm 1963 tại núi Đá Chồng đã diễn ra một sự việc trấn yểm phong thủy “hòn Đá Dao” (vị trí nằm về hướng Bắc ngọn núi, ngay bên Miếu Văn Thánh thờ Khổng Tử Của, nay vẫn còn 3 ngôi nhà lớn, được Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ sử dụng làm thơ Phật, tu tập cho Ni sư) Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu (lúc đó đang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 cơ động, đóng quân tại Biên Hòa) – một người theo các tài liệu lịch sử ghi chép là rất đa nghi và cuồng tín. 

Để biết thêm câu chuyện này bạn có thể xem tại đây: Chuyện trấn yểm “hòn Đá Dao, núi Mặt Quỷ” của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại núi Đá Chồng Ninh Thuận.

Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận có gì đẹp?

Trùng Sơn cổ tự là ngôi chùa có lịch sử gần 50 năm ở Ninh Thuận. Tổng thể ngôi chùa là một sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc phương Đông truyền thống và phương Tây hiện đại nhưng vẫn toát lên một chất riêng khiến ai lần đầu trông thấy cũng đều buông lời khen ngợi.

Trùng Sơn cổ tự nhìn từ chân núi Đá Chồng. Ảnh: Trung Long
Trùng Sơn cổ tự nhìn từ chân núi Đá Chồng. Ảnh: Trung Long

Điểm nhấn nổi bật trong thiết kế đầu tiên của ngôi chùa phải nói đến là cổng tam quan. Hạng mục này được xây dựng vững chãi theo kết cấu bê tông cốt thép gồm ba lối đi, một lối chính giữa và hai lối đối xứng. Mái cổng thuần theo kiểu dáng chồng mái với bốn đầu là những hoa văn trang trí đuôi rồng và trên đỉnh là hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”.

Hạng mục cổng tam quan của Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Hạng mục cổng tam quan của Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận. Ảnh: Trung Văn Nguyễn

Đối diện cổng tam quan nhìn theo hướng Bắc chính là khoảng không gian khá rộng đặt ba bức tượng “tam thế Phật”. Đây là nơi đầu tiên mà du khách đặt chân đến đầu tiên để nghỉ mệt, ngắm cảnh và viếng Phật sau khi leo quãng đường dốc với hơn 100 bậc thang cấp.

Khoảng sân trước hạng mục chánh điện. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Khoảng sân trước hạng mục chánh điện. Ảnh: Trung Văn Nguyễn

Qua cổng tam quan tiếp tục di chuyển là sân hiên của ngôi chánh điện. Sân hiến khá rộng, được bố trí nhiều cây xanh để tạo cảnh quang cho tổng thể ngôi chùa. Thông thường vào những ngày trời đẹp, cuối chiều khi mặt trời khuất dần sau chân núi, nhiều bà con phật tử sống trong vùng hay lên đây để thư giãn, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên, yên bình.

Tuy vị trí ngự trên đỉnh núi nhưng kiến trúc của ngôi tự được xây dựng rất quy mô. Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa
Tuy vị trí ngự trên đỉnh núi nhưng kiến trúc của ngôi tự được xây dựng rất quy mô. Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa

Để đặt chân lên ngôi chánh điện là cầu thang bộ với điểm nhấn hai bên là cặp rồng dũng mãnh tô son thép vàng được tạo tác theo mô típ thời Lý Trần. 

Chánh điện Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận. Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa
Chánh điện Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận. Ảnh: Trịnh Đình Nghĩa

Nhìn chung, chánh điện Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận khá độc đáo và đẹp mắt. Đó là một sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Việt Nam truyền thống và kiến trúc La Mã của Ý mà từ ánh nhìn đầu tiên bạn có thể liên tưởng ngay đến Đấu trường La Mã Colosseum nổi tiếng thế giới.

Chánh điện của ngôi tự có phong cách khá ấn tượng. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Chánh điện của ngôi tự có phong cách khá ấn tượng. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Màu nâu thuần với lối kiến trúc phương Đông. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Màu nâu thuần với lối kiến trúc phương Đông. Ảnh: Trung Văn Nguyễn

Tiếp tục di chuyển theo hai lối bậc thang tả hữu (trái, phải), ngôi chính điện uy nghiêm hiện ra với màu nâu đỏ thuần túy của các ngôi tự theo hệ phái Bắc tông. Đi thẳng vào trong là không gian thờ tự trang nghiêm, thanh tịnh gồm nhiều pho tượng Phật, bồ tát tự bị, hiền hòa. Hầu hết, khách du lịch đến chùa đều đến không gian chính điện này để thắp hương cầu nguyện, xin bình an.

Khoảng sân trên chánh điện. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Khoảng sân trên chánh điện. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Vẻ đẹp của lối kiến trúc thay đổi theo thời gian trong ngày. Ảnh: Trung Văn Nguyễn
Vẻ đẹp của lối kiến trúc thay đổi theo thời gian trong ngày. Ảnh: Trung Văn Nguyễn

Bên cạnh ngôi chánh điện, nhìn theo hướng Nam là khách đường thoáng đãng được các sư thầy dùng làm nơi tiếp khách. Trước sân hiện chánh đường là hai hạng mục nhỏ thờ hai vị bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền tượng trưng cho “Chân Trí” và “Chân Lý”. Đặc biệt, bên hông chánh điện có một lối đi dẫn ra một lô cốt đặt pháo cao xạ cỡ lớn. Được biết, bệ pháo này được xây dựng rất kiên cố để sẵn sàng sử dụng vào những lúc tình hình quân sự có chuyển biến. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ lựa chọn để săn cho mình những bức ảnh đẹp, nghìn like. 

Vẻ đẹp ngôi chùa về khi đêm xuống. Ảnh: Trung Long
Vẻ đẹp ngôi chùa về khi đêm xuống. Ảnh: Trung Long
Khu vực đặt tượng thờ Tam Thế Phật. Ảnh: Trung Long
Khu vực đặt tượng thờ Tam Thế Phật. Ảnh: Trung Long

Bên trong khuôn viên Trùng Sơn cổ tự còn có vài hạng mục đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Xung quanh là khung cảnh núi non hùng vĩ với các vị trí đứng ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp. Vào những ngày ba mươi, mùng một, mười bốn, mười lăm Âm lịch, đặc biệt là các ngày lễ quan trọng của Phật giáo. Chùa là nơi diễn ra nhiều hoạt động, thu hút bà con Phật tự lẫn du khách gần xa đến tham dự.

Hướng dẫn tham quan Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận từ Tp Phan Rang

Từ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội hay Đà Nẵng, muốn đến Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận thì du khách cần đến Ninh Thuận  trước. Có nhiều phương tiện để bạn tham khảo như xe máy, xe khách giường nằm, tàu hỏa, ô tô riêng và máy bay. Trong đó máy bay thì sẽ đáp cánh tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) sau đó mất thêm 1h nữa để di chuyển vào trung tâm TP Phan Rang. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể đọc thêm tại cẩm nang phương tiện đi Ninh Thuận.

Riêng nếu xuất phát trung tâm thành phố Phan Rang thì bạn có thể bật ứng dụng chỉ đường google map để di chuyển. Chỉ cách khoảng 6km nên đường đi không hề khó khăn. 

Lưu ý: Nếu đi xe máy và ô tô riêng thì bạn có thể gửi xe trong khuôn viên chùa Thiền viện Trúc Lâm viên ngộ ngay dưới chân núi. Nếu đi vào mùa du lịch cao điểm, hay những ngày diễn ra các sự kiện lớn của Phật giáo, lượng khách đến tham quan, cầu an, viếng Phật quá đông thì buộc phải gửi xe ở ngoài. Tuy nhiên, bạn đừng quá bận tâm vì phí rất hợp lý.

Những lưu ý khi ghé thăm Trùng Sơn cổ tự Ninh Thuận

  • Chùa là nơi tôn nghiêm nên việc mặc kín đáo, lịch sự, không mặc váy hoặc quần đùi ngắn, áo hở vai là điều rất cần thiết.
  • Vì đây là điểm tham quan hoàn toàn miễn phí, do đó bạn nên chuẩn bị một số tiền lẻ để cúng dường (tùy tâm).
  • Thắng cảnh núi Đá Chồng là nơi hiện hữu của 3 ngôi tự gồm chùa Thiền viện Trúc Lâm viên ngộ (dưới chân núi), Miếu Văn Thánh – chùa Trùng Quang (lưng chừng núi) và Trùng Sơn cổ tự (đỉnh núi) nên bạn có thể dành nhiều thời gian để ghé tất cả.
  • Du khách đến chùa có thể thưởng thức các món ngon từ gánh hàng rong ở cổng chùa, gần chỗ gửi xe. 
  • Lưu ý: ngay tại cổng chùa có rất nhiều người xin ăn, đôi lúc có người nói biết xem bói tử vi, tuổi tác và sức khỏe. Lời khuyên là bạn nên làm lơ, không chú tâm để tránh phiền phức. Nếu mục đích đến chùa của bạn phần nào vì các mục đích này có thể xin xăm ở chùa và nhờ các nhà sư giải đáp.

Là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Ninh Thuận, Trùng Sơn cổ tự hứa hẹn sẽ là điểm tham quan hấp dẫn trong chuyến hành trình của bạn. Chúc bạn có chuyến du lịch Ninh Thuận vui vẻ bên gia đình và người thân.

Travel writer 

Blogger Hoàng Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *