Đồng bào Chăm Ninh Thuận nổi tiếng với ba làng nghề truyền thống bao gồm nghề thuốc cổ truyền của làng Phước Nhơn, nghề gốm của làng Bàu Trúc và nghề dệt thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp. Độc đáo trong ba làng nghề này, làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp được biết đến như một nét tinh hoa trong nghệ thuật với sức hút cực mạnh.
Làng hiện thuộc địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách làng Bàu Trúc 2km và thành phố Phan Rang 12km.
- Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Ninh Thuận tự túc 2024 chia sẻ chi tiết từ Local Expert
- TOP Tour ghép lẻ Ninh Thuận hàng ngày uy tín, chất lượng, giá cực hấp dẫn
- TOP Tour Ninh Thuận giá rẻ trọn gói, uy tín, chất lượng, đáng trải nghiệm nhất
Được biết, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm đã có từ lâu đời. Nói cách khác, nghề dệt thổ cẩm là nghề có lịch sử hình thành sớm nhất trong tất các nghề truyền thống còn sót lại đến hiện nay.
Riêng với nghề dệt thổ cẩm của làng Chăm Mỹ Nghiệp thì tương truyền được hình thành từ khoảng thế kỷ VI. Tổ nghề khai sáng chính là Po Yang Inư Nagar (mẹ xứ sở), là nữ thần lớn của vương quốc Champa.
Thần còn có tên nữa là Muk Juk (người Việt gọi là Bà Đen), người Chăm gọi là Patao Kumay (vua của đàn bà) hoặc Stri Ratjnhi (chúa của phụ nữ). Cũng theo tương tuyền, thần Po Inư Nagar sinh ra từ một đám mây và bọt biển. Thần có 97 ông chồng, nổi tiếng nhất là Po Amư hay Po Yan Amu (Ngài thần cha).
Thần Po Inư Nagar sinh ra 38 cô con gái, tất cả đều hóa thành tiên nữ. Tuy nhiên, trong 38 nữ thần của Po Inư Nagar này chỉ có Po Nưgar Cahra, Po Bia Tikuh (Bà chúa Chuột bảo hộ vùng Phan Thiết), Po Cah Anaih (Nàng Cah bé bảo hộ vùng Phan Rang) và Po Nưgar Gaholau (Bà xứ Trầm bảo hộ vùng Nha Trang, Phú Yên) được nhân dân Chăm thờ phụng.
Trải qua bao năm tháng lịch sử, đến nay nghề dệt vẫn được hậu duệ đời sau lưu truyền, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ. Thể hiện cho điều này, năm 2017 Sở VHTT & Du lịch đã kiến nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng trong việc khích lệ tinh thần để sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, bền phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng.
- Du lịch Ninh Thuận nên đi mùa nào, tháng mấy là đẹp?
- Du lịch Ninh Thuận cần bao nhiêu tiền là đủ?
- Du lịch Ninh Thuận tự túc nên đặt phòng ở đâu, khu vực nào?
Chiêm ngưỡng nét tinh hoa trong nghệ thuật đan dệt thổ cẩm truyền thống
Phải nói rằng, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và nghề dệt thổ cẩm của người Chăm làng Mỹ Nghiệp nói riêng đều mang một tinh hoa đạt mức đỉnh cao trong nghệ thuật.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phương thức và chất lượng sản phẩm của mỗi dân tộc đều như nhau. Mà ngược lại, dựa vào điều kiện đặc trưng từng vùng, óc sáng tạo cũng như sự thừa hưởng nét tinh túy từ các thế hệ mà mỗi dân tộc đều có nét riêng cho mình.
Nghề dệt làng Chăm Mỹ Nghiệp ở Ninh Thuận cũng vậy. Để tạo nên điểm nhấn đặc trưng cho riêng mình, các nghệ nhân qua bao đời đã giữ nguyên nét nguyên bản truyền thống với nhiều cách hết sức đa dạng và sinh động.
Cụ thể, trước khi tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng cũng như thể hiện các yếu tố. Thổ cẩm sẽ trải qua các công đoạn bao gồm tách hạt lấy bông, ngâm dập, nhuộm, hồ, chải và đánh ống.
Trong các công đoạn này, giai đoạn nhuộm, chải, và đánh ống sợi thổ cẩm được chú trọng kỹ lưỡng vì đây là những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm có được đảm bảo hay không.
Cũng nói thêm về công đoạn nhuộm, mọi thứ không dùng phẩm màu mà hoàn toàn là các nguyên liệu có sẵn từ thiên nhiên. Đây là lý do vì sao mà từng sản phẩm thổ cẩm làm ra đều rất nổi bật và bắt mắt.
Sau khi hoàn tất các công đoạn để có nguyên liệu dệt như mong muốn. Nghệ nhân sẽ bắt đầu thực hiện quy trình dệt theo cách sáng tạo của mình. Có hai quy trình dệt, dệt trên khung dệt vuông và khung dệt dài. Trong đó, khung dệt vuông chuyên làm ra những tấm thổ cẩm lớn để máy quần áo, khăn choàng, rèm cửa, tấm thảm, … còn khung dệt dài thì chủ yếu là các sản phẩm trang trí, hỗ trợ cho trang phục, …
Quá trình dệt trên khung vuông hay khung dài sẽ trải qua khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, tùy theo sản phẩm. Quan trọng là quy trình dệt đỏi hòi nghệ nhân thực hiện phải luôn tập trung cao độ, nhịp nhàng, kiên trì cũng như ghi nhớ từng bước cụ thể để làm sao đường nét trên tấm thổ cẩm toát lên tinh xảo nhất.
Ngoài đường nét, hoa văn thể hiện trên thổ cẩm chính yếu tố chính thể hiện sự quý phái, sang trọng cho sản phẩm.
Để làm được điều này, các nghệ nhân đã dùng các hoa văn cổ từ xưa như thần đèn, Siva, Rồng trời hay Văn cổ, đặc biệt là các hoa văn về Văn con voi của người Tây Nguyên, hay Văn hoa mai của người Kinh, đồng thời kết hợp các chất liệu mới như sợi tổng hợp, sợi kim tuyến làm Văn cầu vòng đủ các sắc màu của đất trời, thật ấn tượng.
Có một điều đặc trưng khi nói về các sản phẩm thổ cẩm của làng Mỹ Nghiệp là không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Mặc dù tất cả đều được dệt chung trên một khung dệt và hoa văn đều được sáng tạo từ một ý tưởng trong quá trình thực hiện. Đây chính là nét riêng của nghề dệt làng Chăm Mỹ Nghiệp mà đến nay chưa có nghề dệt nào làm được.
Bên cạnh những điều này, sản phẩm thổ cẩm làng dệt Mỹ Nghiệp còn nổi bật bởi sự phong phú, đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chủng loại.
Tham quan làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp Ninh Thuận
Một chuyến du lịch Ninh Thuận chắc chắn có nhiều nơi để đến. Tuy nhiên, với làng nghề cổ xưa nhất Đông Nam Á còn sót lại sau bao biến cố lịch sử thì nhất định phải đến đây một lần.
Tại đây, bạn sẽ hiểu hơn về nét văn hóa trong đời sống thường ngày của đồng bào. Được tận mắt chứng kiến nghệ thuật dệt thổ cẩm theo cách thức nguyên bản từ xưa. Được lắng nghe những câu chuyện thăng trầm của những nghệ nhân mang sứ mệnh gìn giữ, phát huy nét đẹp của nghề. Và quan trọng được một lần trải nghiệm cách dệt thổ cẩm trên khung dệt cổ xưa.
Một chuyến tham quan tại làng dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp còn nhiều điều thú vị khác. Để thêm sinh động, bạn có thể kết hợp với làng gốm Chăm Bàu Trúc và mô hình du lịch sinh thái văn hóa Sen Charai. Ở đây, không gian về một văn hóa độc đáo sẽ cho bạn những cái nhìn tuyệt đẹp.
Đồng bào dân tộc Chăm sống tập trung ở khu vực Nam Trung Bộ, trong đó đông nhất là ở tỉnh Ninh Thuận.
Nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa dân tộc Chăm, thể hiện sinh động phong tục, tập quán sinh sống của đồng bào Chăm trong suốt chiều dài lịch sử và phát triển của mình.
Sản phẩm dệt truyền thống của làng nghề Mỹ Nghiệp luôn được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, đưa nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam bay cao, vươn xa.